Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Nạp gas tủ lạnh

Khi nào cần nạp gas tủ lạnh: <<>> Khi tủ lạnh kém lạnh!
Theo lý thuyết, gas tủ lạnh trong các model đời mới được bảo toàn trong quá trình hoạt động. Nhưng thực tế, tủ lạnh sử dụng bị hao gas từ từ dẫn tới khả năng làm lạnh bị ảnh hưởng.
Tủ lạnh kém lạnh do thiếu gas cần nạp gas tủ lạnh. Thông thường sau 2 năm sử dụng, thợ sửa tủ lạnh sẽ kiểm tra áp suất gas tủ lạnh để quyết định có nên nạp gas cho tủ lạnh hay không.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tủ lạnh kém lạnh, xem thêm các nguyên nhân khiến tủ lạnh kém lạnh tại trang web dịch vụ sửa tủ lạnh.
Quy trình nạp gas tủ lạnh:
Tổng đài viên Hanel tiếp nhận thông tin khách hàng, điều tiết kỹ thuật viên sửa chữa tủ lạnh tới nạp gas tủ lạnh tại nhà Quý khách hàng.
Thợ nạp gas kiểm tra áp suất gas, xác định nguyên nhân làm tủ lạnh kém lạnh trước khi quyết định nạp thêm gas.
Trước khi nạp gas, thợ sửa chữa tủ lạnh sẽ hút chân không toàn bộ gas cũ, sau đó nạp gas mới đủ áp suất gas báo trên đồng hồ theo dõi áp suất gas.
Vận hành, chạy thử tủ lạnh. Kiểm tra khả năng làm mát vận hành của máy.
Bàn giao Quý khách hàng duyệt, nghiệm thu và thanh toán.
Các lưu ý khi nạp gas tủ lạnh:
Gas tủ lạnh được chứa trong bình chứa áp suất lớn, có thể gây cháy nổ và nguy hại tới sức khỏe khi bị dò gì. Bởi vậy, Quý khách hàng có thể tự bảo dưỡng tủ lạnh, nhưng không nên tự nạp ga tủ lạnh, không nên tự tương tác vào block tủ lạnh…
Cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị trước khi nạp ga tủ lạnh.
Quý khách hàng không thanh toán khi kỹ thuật viên Hanel chưa nạp gas hay sửa chữa tủ lạnh...

Quý khách hàng cần kiểm tra nguyên nhân tủ lạnh kém lạnh, Quý khách hàng cần nạp gas tủ lạnh chỉ cần gọi trung tâm điện tử điện lạnh Hanel.

Để thuận tiện tìm kiếm chúng tôi thông nhất sử dụng Tiếng Việt không dấu " nap gas tu lanh " để miêu tả dịch vụ " nạp gas tủ lạnh " của chúng tôi: nap gas tu lanh, nap ga tu lanh tai nha, nap gas tu lanh tai Ha Noi...

Lưu ý khi sử dụng máy giặt

Máy giặt là một thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Để sử dụng máy giặt hiệu quả, đúng cách và tiết kiệm bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nếu giặt quần áo dạng sợi tổng hợp hay hàng tơ, lông nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; nếu quần áo quá bẩn thì giặt từ 10-12 phút. Sau đó chuyển sang chế độ xả. Rút ngắn thời gian sử dụng hợp lý ngoài việc tiết kiệm điện, nước còn kéo dài tuổi thọ của cả quần áo và máy.
Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20 phút bên ngoài, chà sạch các cổ áo sau đó cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của nước và quần áo là 20:1 là ở chế độ tiết kiệm. Nên dùng bột giặt ít bọt nhưng có năng lực tẩy rửa cao khi giặt bằng máy. Điều này làm cho khi xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.
Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki… mới dùng chế độ giặt mạnh.
Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài).
Nếu phải giặt bằng nước ấm, nhiệt độ thích hợp nhất dùng cho máy giặt là 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo và lôi kéo chất bẩn ra ngoài. Nếu nước nóng quá, sẽ làm quần áo bị biến hình, nhăn nhúm, mất tính đàn hồi.
Quần áo dính nhiều xăng, dầu không được cho vào máy giặt. Quần áo đã dùng xăng để tẩy cũng không được giặt bằng máy, vì rất có thể gây ra cháy, hư máy hay làm hỏng các quần áo khác.
Các loại quần áo như len, thun mỏng dễ giãn, dạ… không nên giặt bằng máy vì các loại này không chịu được ma sát, giằng kéo. Tương tự như vậy các loại vải cao cấp cũng không nên giặt bằng máy, có thể làm quần áo bị sờn, bạc do ma sát mạnh.
Phải kê máy giặt thật vững chắc, trên một mặt phẳng, bốn chân phải tiếp đất không cập kênh. Nước trong thùng giặt phải có đủ để máy không rung. Cần chú ý ở chế độ vắt kiệt, quần áo bên trong dễ bị lệch tâm làm cho khi quay máy bị rung, dễ làm hỏng máy giặt.
Máy giặt không nên để nơi ẩm ướt dễ bị rò rỉ điện. Để tránh dòng điện rò, nên cắm vào ổ cắm có nối đất.
Nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí.
Không được xoay ngược bộ phận định giờ.
Sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt. Điều này có lợi làm cho máy được bảo quản tốt và tránh vi khuẩn sinh sôi. Cũng nên nhớ treo ống xả nước lênđ ể ngăn không cho chuột chạy vào máy.
Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn… bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ… máy giặt.
Định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động.
Thời gian sử dụng máy giặt không nên kéo dài (tránh giặt liên tục hết mẻ này đến mẻ khác). Khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi, hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ phải lập tức dừng ngay việc giặt lại để kiểm tra.